Chất lượng rượu truyền thống được nâng cao phụ thuộc vào quy trình chưng cất

quy trinh chung cat ruou gao truyen thong
61 / 100

Nấu rượu gạo truyền thống là một phương pháp nấu hoàn toàn thủ công. Đòi hỏi người nấu phải có kinh nghiệm và tuân thủ đúng quy trình chưng cất  thì mới cho ra được những giọt rượu đạt chuẩn.

quy trinh chung cat ruou gao truyen thong
quy-trinh-chung-cat-ruou-gao-truyen-thong

Quy trình chưng cất rượu truyền thống

  1. Lựa chọn nguyên liệu nấu

  • Rượu gạo là một nét văn hóa rất riêng của người dân Việt Nam. Rượu được lên men từ hạt gạo, gắn liền với tuổi thơ của mỗi người khi được sinh ra tại vùng quê. Do đó, để có thể tạo nên hương vị rất riêng của rượu gạo, hai nguyên liệu không thể thiếu đó là gạo và men rượu.
  • Rượu gạo cũng được chia làm nhiều loại. Trong đó, rượu được chưng cất từ gạo tẻ có chi phí thấp hơn, nhưng vẫn chưa phải là rượu gạo ngon nhất.
  • Nếp cái hoa vàng được xem là nguyên liệu tạo nên rượu gạo có mùi thơm nồng và đạt chuẩn nhất. Đặc biệt là gạo phải còn nguyên lớp vỏ cám bên ngoài mới giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng.
  • Men rượu nên chọn loại tốt, không nhiễm khuẩn hoặc nấm mốc ngoại lai.
men rượu gạo
men-ruou-gao
  1. Quy trình nấu cơm rượu và ủ men

  • Nấu cơm rượu: gạo sau khi đã tuyển chọn kỹ lưỡng với đủ số lượng cần thiết sẽ tiến hành đem đi vo sạch. Ngâm gạo từ 4 – 6 tiếng giúp gạo nở đều, sau đó đem đi nấu cơm như bình thường. Trong quá trình nấu, lưu ý chọn loại nồi phù hợp với số lượng gạo để tránh trường hợp khê cháy hoặc không chín đều.
  • Trộn đều men và ủ cơm: cơm rượu sau khi nấu chín, ta dàn đều ra khay hoặc dụng cụ phù hợp giúp cơm bớt nóng. Bắt đầu rắc men khi cơm còn hơi ấm, tỉ lệ chuẩn là 1 lạng men ứng với 10kg gạo. Men phải đảm bảo có độ mịn vừa đủ, có thể xay hoặc giã từ cối, tạo điều kiện cho quá trình lên men nhanh chóng. Lưu ý không nên rắc vội men khi cơm còn quá nóng hoặc quá nguội, vì có thể làm chết con men.
  1. Chưng cất rượu gạo thành phẩm

  • Cơm rượu có thể đem đi chưng cất sau khi hoàn thành công đoạn ủ (khoảng 1 – 2 tuần), tùy vào cách lên men lỏng hay ấm của mỗi người. Đây là giai đoạn cơm được chuyển hóa từ dạng tinh bột sang dạng đường thông qua hoạt động của nấm mốc. Hỗn hợp ta có được bao gồm phần nước cốt và cái. Đem tất cả đổ vào nồi và chưng cất thành rượu.
  • Thiết bị được chọn để chưng cất phải đảm bảo yêu cầu về chất liệu và điều kiện chưng cất. Chất liệu phù hợp nhất với quy trình chưng cất rượu hiện nay là Inox 304, truyền nhiệt và giữ nhiệt tốt giúp người sử dụng tiết kiệm nhiên liệu, thời gian và công sức. Rượu thu được cũng hạn chế các thành phần độc tố, năng suất hơn.
  • Rượu sau khi hoàn thành chưng cất sẽ không tránh khỏi việc bị lẫn tạp chất. Chúng ta có thể tinh chế rượu bằng nhiều phương pháp khác nhau như: dùng than hoạt tính, ngâm ủ hạ thổ hoặc sử dụng máy lọc rượu là phương pháp tốn ít thời gian nhất.
  • Dấu hiệu nhận biết rượu gạo đạt chuẩn: có mùi thơm nồng, màu trắng trong, uống vào thấy êm và tê đầu lưỡi. Đặc biệt là không gây hiện tượng đau đầu, rát cổ, chóng mặt…
bi quyet nau ruou ngon
bi-quyet-nau-ruou-ngon
  1. Chiết rót và đóng chai

  • Đây là công đoạn cuối cùng của quá trình chưng cất. Để rượu được vệ sinh hơn và phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Chúng ta chia nhỏ rượu vào các chai và đóng nắp cẩn thận.
  • Chuẩn bị số lượng chai vừa đủ, phân rượu vào chai bằng các cụng cụ chuyên dụng như phễu, dây hút… Tuy nhiên, cách làm truyền thống này không tránh khỏi việc làm rớt rượu ra bên ngoài, gây mất vệ sinh và lãng phí.
  • Một phương pháp khác là sử dụng máy chiết rót với năng suất làm việc cao. Chất lượng chiết rót mỗi chai đồng đều nhau. Nắp đóng chai cũng được vặn một cách cẩn thận. Hiện nay trên thị trường, các thiết bị chiết rót có giá thành phù hợp, chất liệu được gia công hoàn toàn từ Inox 304 rất bền và đẹp. Bạn có thể tham khảo.

Các thông tin khác, Quý vị có thể đang quan tâm: https://thietbiagt.com/tin-tuc/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.